Vén màn bí ẩn về bức tranh Bữa tiệc cuối cùng nổi tiếng
Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng từ lâu đã gợi lên nhiều sự tò mò và tranh luận về những bí ẩn chưa được giải mã. Không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, đây còn là một bức tranh với những chi tiết kỳ diệu về con người và tâm trạng của những nhân vật lịch sử. Hãy cùng Mỹ Thuật Sống vén màn và khám phá những điều bí ẩn chưa từng được biết đến về tác phẩm đầy huyền bí này.
1. Đôi nét khái quát về bức tranh Bữa tiệc cuối cùng
1.1. Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng của ai?
Bữa tiệc cuối cùng (Tiếng Ý: Il Cenacolo hay L’Ultima Cena) (Tiếng Anh: The Last Supper) là bức họa nổi tiếng thế giới của danh họa Leonardo da Vinci.
Leonardo da Vinci (1452-1519) là một họa sĩ người Ý nổi tiếng thời Phục hưng, với các tác phẩm nghệ thuật kinh điển như bức tranh nàng Mona Lisa và Bữa tiệc cuối cùng. Ông được biết đến với khả năng sáng tạo phi thường và kỹ thuật vẽ vượt trội, tạo ra những kiệt tác có ảnh hưởng lớn đến nền hội họa thế giới.
Danh họa Leonardo Da Vinci
1.2. Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng ra đời như thế nào?
Bữa tiệc cuối cùng được sáng tác vào khoảng năm 1495 - 1498 miêu tả cảnh ăn tối trong Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano. Theo như lời kể, Leonardo Da Vinci đã phải mất 7 năm để hoàn thành tác phẩm.
Kiệt tác Bữa tối cuối cùng được vẽ trên tường của tu viện ở Milan, Ý
Khi bắt đầu vẽ, tác giả vẽ chúa Jesus đầu tiên. Sau đó, ông tiếp tục hoàn thành các nhân vật tông đồ trong bức hình. Tuy nhiên, còn có một vị tông đồ được cho là kẻ phản bội chưa được ông vẽ.
Ban đầu, Da Vinci muốn tìm một hình mẫu đê tiện và hèn hạ nhất để vẽ kẻ phản bội Judas Iscariot. Phải mất 6 năm, ông mới tìm được hình mẫu “lý tưởng” cho hình tượng nhân vật Judas, đó là một tử tù đang bị giam trong nhà ngục Roma.
Tên tội phạm khi ấy bị quyết án tử hình. Nhưng dưới sự cho phép của nhà vua, hắn đã được hoãn thi hành án để làm mẫu choDa Vinci hoàn thiện nhân vật cuối cùng. Sau 6 tháng ròng rã, kẻ phản bội đã được khắc họa lên bức tranh và bức họa hoàn thành. Tên tử tù sau đó được đưa đi hành quyết.
Nhân vật Judas trong tác phẩm Bữa tối cuối cùng
Lúc ấy, hắn đã khóc và lao đến chỗ Leonardo Da Vinci và hỏi ông có còn nhớ hắn không. Lúc này, họa sĩ mới nhận ra một sự thật phũ phàng là người được lấy làm hình tượng kẻ phản bội Judas lại chính là thanh niên 7 năm trước được ông chọn làm hình mẫu vẽ chúa Jesus.
Hiện nay, bức tranh gốc đã bị biến đổi là qua nhiều lần phục chế. Các tác phẩm chế tác lại dựa trên hình ảnh được lưu giữ và các dị bản.
2. Đặc điểm của bức tranh Bữa tiệc cuối cùng
Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng của Leonardo da Vinci có các đặc điểm sau:
Kích thước: Bức tranh có kích thước 460 cm x 880 cm (15ft x 29 ft).
Chất liệu: Leonardo da Vinci sử dụng chất liệu tempera và dầu trên tường thạch cao khô thay vì frescos truyền thống trên thạch cao ướt.
Kỹ thuật vẽ: Tác giả sử dụng một kỹ thuật mới vào thời điểm đó, kết hợp giữa tempera và dầu, thay vì sử dụng kỹ thuật frescos truyền thống. Ông vẽ trực tiếp lên tường thạch cao khô để tạo ra các chi tiết tinh xảo và độ sâu của màu sắc.
Vẽ trên chất liệu gì?: Bức tranh được vẽ trực tiếp trên tường của tu viện Santa Maria delle Grazie ở Milan, Ý.
3. Ý nghĩa bức tranh Bữa tiệc cuối cùng
Bữa tiệc cuối cùng miêu tả thời khắc cuối cùng khi Chúa Jesus ăn tối cùng các môn đồ trước khi bị chính quyền La Mã bắt và đóng đinh lên cây thập tự giá.
Khác với các họa sĩ khác, Leonardo miêu tả khoảnh khắc sau khi Chúa Jesus thông báo rằng một trong các môn đồ đã phản bội Ngài. Judas, kẻ phản bội đã tố giác Chúa Jesus để nhận lại 30 thỏi bạc, được thể hiện với vẻ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau và tay nắm chặt túi tiền.
Hình ảnh Chúa Jesus và Judas trên bàn ăn chuẩn bị lấy chiếc bánh mì
Tác phẩm của Da Vinci nổi bật với việc mô tả phản ứng cảm xúc đa dạng của các môn đồ: thịnh nộ, giận dữ, kinh hoàng và sốc. Mười hai môn đồ ngồi quanh bàn, mỗi người thể hiện thái độ khác nhau trước lời nói của Chúa Jesus.
Da Vinci cũng chú ý đến chi tiết tay phải của Chúa Jesus đang với tới một chiếc bánh mì, tay trái cũng hướng tới một chiếc bánh mì khác. Theo lời tiên tri trong Kinh Thánh, kẻ phản bội sẽ lấy bánh mì cùng lúc với Ngài. Trong tranh, khi Chúa Jesus lấy bánh mì, Judas cũng đưa tay ra lấy chiếc bánh mì đó, khớp với lời tiên tri về kẻ phản bội.
4. Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng đang ở đâu?
Khác với những tác phẩm nổi tiếng thế giới, Bữa tiệc cuối cùng không được tìm thấy ở viện bảo tàng hay nằm ở nhà của bất kỳ một thương gia nào. Thay vào đó, ngôi nhà kiến cố và gần như không bao giờ có thể thay đổi của bức họa này là tu viện ở Milan, Ý.
Đó là bởi tác phẩm được vẽ trực tiếp trên tường của phòng ăn tại tu viện Santa Maria Delle Grazie vào năm 1495.
5. Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng có giá bao nhiêu?
Trong một nghiên cứu đánh giá, bức tranh Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci có giá trị 450 triệu USD (11,3 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng rất khó để định giá bức tranh vì đây là một tuyệt tác mang tính biểu tượng nhất thế giới.
Hơn nữa, tác phẩm này cũng như bức tranh Chúa tạo ra Adam (Michelangelo Buonarroti) là 2 tác phẩm vẽ về Chúa chưa bao giờ được bán đấu giá nên không có tiêu chuẩn thực sự để đánh giá tác phẩm này.
Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng đã qua nhiều lần tu sửa
6. Bí ẩn về bức tranh Bữa tiệc cuối cùng
Leonardo da Vinci đã dành nhiều thời gian và công sức để tạo nên bức tranh Bữa tiệc cuối cùng trong đó mô tả những người ngồi cạnh Chúa Jesus. Bàn ăn không chỉ là một cảnh tượng tĩnh, mà còn là một ẩn dụ sâu sắc cho mức độ thân tình và gắn bó giữa các nhân vật. Tuy nhiên, trên bàn ăn đó không có sự vui vẻ hay nụ cười, mà chỉ có câu nói đầy trăn trở của Chúa Jesus: “Trong các người có kẻ muốn phản bội ta.”
Bức tranh là một mô hình thu nhỏ của xã hội, phản ánh những góc tối của cuộc sống. Những người ngồi quanh bàn đại diện cho đủ loại người mà ta gặp phải hàng ngày: từ kẻ phản bội đến người trung thành, từ kẻ hèn nhát đến người ngốc nghếch, những phẩm chất này không dễ dàng nhận ra.
Bữa tối cuối cùng trên tường tu viện tại Milan
Điểm nhấn của bức tranh là khuôn mặt điềm tĩnh của Chúa Jesus, dù Người đang thốt lên câu nói đau lòng nhất. Đây là minh chứng cho câu nói: “Thái độ của bạn chính là yếu tố quyết định bạn đứng ở bậc cao nhất trong cuộc sống.” Giống như cách Leonardo da Vinci đã vẽ kẻ phản bội vẫn ngồi cùng bàn với Chúa Jesus, sống không phải là tìm cách loại bỏ, mà là sự dũng cảm đối mặt.
Bữa Tiệc Ly không chỉ là một bức tranh, mà còn chứa đựng câu chuyện về bản chất con người, không bao giờ cố định. Một người có thể được coi là tốt đẹp, nhân hậu hôm nay nhưng lại trở nên dối trá, hèn hạ vào ngày mai. Điều này cho thấy bản chất con người luôn biến đổi và không bị giới hạn bởi một khoảnh khắc cụ thể.
Vì vậy, dù hôm nay bạn có thể là người tốt hay người xấu, đừng bao giờ quên cố gắng trở thành người tốt hơn và đừng bao giờ bỏ cuộc. Tương lai không được định sẵn, mà chính chúng ta là người quyết định số phận của mình.
7. Danh tính 12 tông đồ xuất hiện trong bức tranh Bữa tiệc cuối cùng
Vào năm 1800, tài liệu trong thời gian Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh đã để lộ danh tính của những người trong tranh. 12 vị môn đồ chính là: Simon, Thaddeus, John, Peter, Bartholomew, Thomas, Judas, Andrew, Jame (nhỏ), James (lớn), Philip, Matthew.
Chúa Jesus và mười hai môn đồ trong bữa tối cuối cùng
Trong bức tranh, Chúa Jesus ngồi giữa trong khi các tông đồ của ông ngồi thành 4 nhóm tượng trưng cho 4 kiểu cảm xúc trong bàn ăn hôm ấy.
Nhóm người nghi ngờ: James (lớn), Thomas, Philip. Jame (lớn) tỏ vẻ bất ngờ vì không thể tin được với hai tay giang rộng ra. Thomas biểu lộ sự ngờ vực và có vẻ rất buồn. Còn Philip như muốn Chúa giải thích rõ hơn để chứng tỏ lòng trung thành của mình.
Nhóm người sợ hãi: James (nhỏ), Bartholomew và Andrew. 3 môn đồ ngồi bên phía tay phải của Chúa để tỏ vẻ mặt sợ hãi và vô cùng kinh sợ.
Nhóm người tranh luận: Thaddeus, Matthew và Simon. 3 môn đồ ngồi cuối dãy bàn bên phải bức tranh. Họ đang nói chuyện cùng nhau để xem ai là kẻ phản bội mà Chúa Jesus đang nói tới.
Nhóm người gây nhiều tranh cãi: John, Judas và Peter. Đây là 3 nhân vật có biểu cảm gây nhiều tranh cãi trong bàn ăn. John có vẻ bị sốc đến ngất xỉu. Trong khi Peter lại tức giận thái quá, trong tay cầm con dao. Còn Judas thì biểu lộ nét mặt sợ hãi, tái nhợt khi nghe lời tiên tri và trong tay đang giữ một túi tiền.
Kết luận
Trung tâm Mỹ Thuật Sống vừa giới thiệu về bức tranh Bữa tiệc cuối cùng của danh họa Leonardo Da Vinci. Đây là một trong những kiệt tác xuất sắc nhất của nhân loại không chỉ bởi nghệ thuật được sử dụng mà còn nhờ giá trị lịch sử và văn hóa mà tác phẩm biểu đạt.
Đăng ký tư vấn
Sản phẩm
Sản phẩm của học viên
Đăng ký học trải nghiệm
Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư Vấn
Chính sách
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách chất lượng
Hướng dẫn đăng ký học
Bảo lưu - Học lại
Câu hỏi thường gặp
Thông tin liên hệ
Cơ sở 1: Số 8 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 25 ngõ 259 Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 13 ngách 3 ngõ 560 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Bản quyền © 2024 Mỹ Thuật Sống. Tất cả các quyền được bảo lưu. Được xây dựng với Eraweb