Tranh Đông Hồ, dòng tranh dân gian đặc trưng của Việt Nam, không chỉ đơn thuần là những tác phẩm nghệ thuật mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong bài viết này, Mỹ Thuật Sống sẽ cùng bạn khám phá những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng và tìm hiểu ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong từng tác phẩm để hiểu rõ hơn về di sản văn hóa quý báu của dân tộc.

1. Tranh Đông Hồ là gì?

Tranh Đông Hồ là thể loại tranh truyền thống dân gian của Việt Nam. Cái nôi của dòng tranh này xuất phát từ làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ khoảng thế kỷ XVII và trở nên phát triển vào thế kỷ XIX.

Tranh dân gian Đông Hồ thường tái hiện cách điệu các hoạt động trong đời sống hàng ngày, các sự kiện văn hóa, lịch sử, tâm linh và truyền thống dân gian của người Việt.

Tranh Đông Hồ Việt Nam

Đặc điểm nổi bật của dòng tranh này là sử dụng nguyên liệu tự nhiên để làm chất liệu như giấy điệp và màu vẽ.

Năm 2013, tranh Đông Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và là biểu tượng của nghệ thuật dân gian Việt Nam.

2. Các đặc điểm đặc trưng của tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là niềm tự hào của người dân Bắc Ninh nói riêng và người Việt Nam nói chung, đem nét đẹp văn hóa của dân tộc ra khắp năm châu, bốn bể. Vậy đâu là những đặc trưng của dòng tranh dân gian này?

2.1. Giấy vẽ

Điểm đặc biệt đầu tiên của tranh Đông Hồ nằm ở chất liệu giấy. Giấy in tranh được làm thủ công từ cây Dó, mỏng và nhiều sơ nên có khả năng hút màu tốt, không bị nhòe như nhiều loại giấy khác.

Trên mặt giấy được tráng lớp sáng bóng đặc trưng gọi là lớp hồ điệp, lớp bột được làm từ vỏ sò điệp nghiền mịn trộn với bột gạo và phết lên mặt giấy bằng chổi lá thông.

Thông thường, nền tranh Đông Hồ sử dụng ba màu chủ đạo là vàng chanh, trắng điệp và đỏ cam.

Giấy vẽ tranh Đông Hồ

2.2. Màu vẽ

Trong tranh Đông Hồ có 4 màu sắc cơ bản thường được sử dụng là màu vàng, đỏ, xanh và đen được lấy từ các nguyên liệu tự nhiên như lá chàm, than lá tre, hoa hòe, sỏi son, gỗ vang, gỉ đồng…

Màu sắc trong tranh tuy đơn giản nhưng tạo ra vẻ đẹp riêng không bị lẫn với dòng tranh nào khác.

2.3. Bố cục, nét, mảng và hòa sắc

Nếu như nghệ thuật phương Tây có rất nhiều dạng bố cục như xa gần, điểm ½, ⅓ … thì tranh Đông Hồ lại không tuân theo một quy tắc nào. Thay vào đó, dòng tranh này sắp xếp các nhân vật đều trên bề mặt tranh.

Về màu sắc, tranh Đông Hồ cũng không quá chú trọng vào chuyển đổi độ đậm nhạt, ánh sáng, bóng tối mà chỉ sử dụng những mảng màu đơn sắc.

Ngoài ra, trong tranh Đông Hồ còn có sự kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh. Các bức tranh thường xuất hiện chữ đề thơ góp phần tạo nên sự gắn kết cho không gian và bố cục.

Các tác phẩm tranh Đông Hồ

3. Tổng hợp những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng và ý nghĩa của nó

3.1. Tranh Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian truyền thống của người dân Việt Nam. Tranh Bịt mắt bắt dê mô tả sinh động trò chơi này và phản ánh đời sống chân chất tại vùng nông thôn nước ta.

Tranh Đông Hồ Bịt mắt bắt dê

3.2. Tranh Chăn trâu thổi sáo

Chăn trâu thổi sáo là một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng miêu tả cảnh một cậu bé đang ngồi trên lưng trâu, thổi sáo. Khung cảnh này mang đậm nét bình dị, hồn hậu của làng quê Việt Nam, thể hiện cuộc sống thanh bình, yên ả của người nông dân.

Tranh Đông Hồ Chăn trâu thổi sáo

3.3. Tranh Đám cưới chuột

Đám cưới chuột là một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng về nghệ thuật châm biếm. Bức tranh mô tả một đàn chuột đang mang lễ vật và rước một cô dâu chuột đến cho một con mèo to lớn đang dơ móng vuốt.

Tác phẩm được vẽ với mục đích phản đối nạn tham quan, mua bán chức quyền và tham ô trong chính quyền phong kiến thời bấy giờ. Nó còn thể hiện cuộc sống cơ cực của người dân trong một xã hội suy đồi, khi làm việc vất vả nhưng vẫn phải đút lót cho bọn cường hào, quan lại.

Xem thêm: Bức tranh đắt giá nhất Việt Nam

Tranh Đông Hồ Đám cưới chuột

3.4. Tranh Đàn gà mẹ con

Những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng tiếp theo là bức Đàn gà mẹ con miêu tả cảnh một cô gà mái mẹ và đàn con của mình. Đây là tác phẩm thường được treo trong nhà vào ngày Tết để mong cầu một gia đình đông con và hạnh phúc, cũng như chúc con cháu có một cuộc sống khỏe mạnh và sung túc.

Tranh Đông Hồ Đàn gà mẹ con

3.5. Tranh Đàn lợn Âm Dương

Các bức tranh Đông Hồ nổi tiếng phải kể đến bức Đàn lợn Âm Dương. Tác phẩm vẽ một đàn lợn cách điệu đầy ấn tượng. Mỗi con lợn đều rất khỏe khoắn, vững trãi nhưng vẫn có những nét mềm mại. Trên mình chúng là những vòng xoáy âm dương tượng trưng cho sự giao thoa đất trời.

Bức tranh Đàn lợn Âm Dương mang ý nghĩa về sự phát tài, phát lộc và sung túc. Đồng thời, hình ảnh đàn lợn cũng tượng trưng cho gia đình hạnh phúc, con cháu đông vui, sum vầy.

Bức tranh Đàn lợn âm dương

3.6. Tranh Đánh đu

Những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng về đề tài đánh đu mô tả một nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam, thể hiện sự giao thoa giữa trời đất và mong muốn thời tiết yên lành, mùa màng bội thu. Đồng thời, đây cũng là trò chơi thể hiện tình yêu đôi lứa và khát vọng bay cao của thế hệ tương lai đất nước.

Bức tranh Đông Hồ Đánh đu

3.7. Tranh Đấu vật

Đấu vật là một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng vẽ cảnh đấu vật trong các lễ hội xuân. Hình ảnh miêu tả các đấu thủ khỏe khoắn, tráng kiện đều đóng khố và thể hiện các hoạt động đấu vật.

Bức tranh Đông Hồ Đấu vật

3.8. Tranh Gà dạ xướng

Gà dạ xướng là một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng nhắc nhở con người về chữ “Tín” không thất hứa, không bội bạc.

Tranh Đông Hồ Gà dạ xương

3.9. Tranh Hát quan họ

Hát quan họ là một nét đẹp truyền thống của người dân Bắc Ninh. Mỗi độ xuân về, trên khắp vùng đất Kinh Bắc lại tràn ngập các lễ hội dân gian và những làn điệu dân ca quan họ đằm thắm.

Bức tranh Hát quan họ miêu tả các liền anh, liền chị trong trang phục truyền thống hát đối đáp với nhau, là một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng.

Bức tranh Hát quan họ

3.10. Tranh Hứng dừa

Tranh Đông Hồ Hứng dừa thể hiện tình cảm gia đình hòa hợp và hạnh phúc. Người đàn ông hái dừa tượng trưng cho trụ cột gia đình, bên dưới là người vợ tần tảo đang hứng dừa và hai người con đang vui đùa.

Xem thêm: Những bức tranh phong cảnh nổi tiếng Việt Nam

Bức tranh Hứng dừa

3.11. Tranh Lễ Trí - Nhân Nghĩa

Tranh Lễ Trí - Nhân Nghĩa hay còn gọi là “Gái sắc bé rùa xanh, Trai tài ôm cóc tía”. Trong đó, tranh Lễ Trí cầu mong con cái lễ phép với mọi người, có trí thông minh và tài giỏi. Tranh Nhân nghĩa cầu mong con cái sẽ học hành thành tài.

Bức tranh Lễ Trí - Nhân Nghĩa

3.12. Tranh Lý ngư vọng nguyệt

Một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng tiếp theo chính là Lý ngư vọng nguyệt. Bức tranh thường được những nhà mua về treo vào dịp Tết khi năm đó chuẩn bị có người thi cử.

Ý nghĩa các bức tranh Đông Hồ này thể hiện ước mong con cái học hành chăm chỉ, đỗ đạt thành công, “cá chép hóa rồng”. Ngoài ra, hình ảnh cá chép còn tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và tài lộc.

Bức tranh Lý ngư vọng nguyệt

3.13. Tranh Múa lân

Tranh Múa lân thường được treo vào dịp Tết với mong muốn mang đến sự phát đạt và thịnh vượng.

Tranh Đông Hồ Múa Lân

3.14. Tranh Phúc Lộc - Song Toàn

Các bức tranh Đông Hồ và ý nghĩa Phúc Lộc - Song Toàn thường vẽ các đôi gà, đôi cá thể hiện ao ước của con người vào một cuộc sống bình an, phát đạt, may mắn, hạnh phúc và đủ đầy.

Tranh Đông Hồ Phúc - Song Toàn

3.15. Tranh Rước rồng

Rồng là một biểu tượng linh thiêng của văn hóa phương Đông. Tại Việt Nam, hình tượng rồng gắn liền với truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là biểu tượng của quyền uy, sự khéo léo và sức mạnh. Vì vậy, tranh Rước rồng là một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng.

Tranh Đông Hồ rước rồng

3.16. Tranh Thầy đồ cóc

Tranh Thầy đồ cóc mang ý nghĩa chúc cho các con ngày càng siêng năng, chăm học, thông minh và đạt thành tích cao trong học tập.

Tranh Đông Hồ Thầy đồ cóc

3.17. Tranh Thiên hạ thái bình (Công múa)

Tranh Thiên hạ thái bình mang ý nghĩa mong cho nước nhà yên vui, thịnh vượng. Bức tranh treo trong nhà còn có thể xua đuổi tà ma, mang đến bình an và sung túc cho gia đình.

Tranh Đông Hồ Thiên hạ thái bình

3.18. Tranh Tiến tài - Tiến lộc

Tranh Tiến tài - Tiến lộc là một trong những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng. Trên mỗi bức tranh là một vị thần, một tay cầm biểu tượng thần quyền, một tay nâng cuốn thư tượng trưng cho việc học.

Trong đó, tranh Tiến tài tượng trưng cho “tiền vào như nước”, tranh Tiến lộc tượng trưng cho nhận nhiều lộc trời. Hai bức tranh thể hiện mong ước có thần tài phù hộ cho người dân ngày xưa.

Tranh Đông Hồ Tiến tài - Tiến lộc

3.19. Tranh Vinh hoa - Phú quý

Vinh hoa phú quý là bức tranh mang ý nghĩa về mong cầu gia đình đầy đủ, tốt lành, con đàn cháu đống.

Tranh Đông Hồ Vinh hoa phú quý

3.20. Tranh Vinh quy bái Tổ

Tranh Vinh quy bái Tổ là phần thưởng cho những người đỗ đạt hoặc là món quà của tân khoa dành cho bố mẹ, thầy dạy để tỏ lòng biết ơn. Bức tranh thể hiện đạo lý của người Việt “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

Tranh Đông Hồ Vinh quy bái Tổ

Kết luận

Mỹ Thuật Sống vừa cùng bạn tìm hiểu về dòng tranh Đông Hồ và những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng nhất Việt Nam. Hiện đây là thể loại tranh vẫn được bảo tồn và giữ gìn, thể hiện tinh hoa nghệ thuật dân gian nước ta.

Xem thêm

Thông Tin liên quan

Hướng dẫn vẽ chân dung cô giáo đơn giản và đẹp cho trẻ

Hướng dẫn vẽ chân dung cô giáo đơn giản và đẹp cho trẻ

Hướng dẫn cách vẽ chân dung cô giáo đơn giản và đẹp cho các bé. Tổng hợp 20 bức tranh...

Cách pha màu nước dễ dàng cho người mới bắt đầu

Cách pha màu nước dễ dàng cho người mới bắt đầu

Tìm hiểu các quy tắc pha màu nước, chi tiết cách pha màu nước đơn giản, nhanh chóng và chính...

4 cách xử lý màu nước bị mốc đơn giản tại nhà

4 cách xử lý màu nước bị mốc đơn giản tại nhà

Màu nước bị mốc có dùng được không? 4 cách xử lý màu nước bị mốc đơn giản và hiệu...

3 phương pháp xử lý màu nước bị khô nhanh chóng nhất

3 phương pháp xử lý màu nước bị khô nhanh chóng nhất

Tại sao màu nước dễ bị khô? 3 cách xử lý màu nước bị khô và các cách bảo quản...

Tiểu sử họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ Thuật Việt

Tiểu sử họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ Thuật Việt

Tìm hiểu chi tiết về tiểu sử họa sĩ Lương Xuân Đoàn: Cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm...

Đăng ký tư vấn

Khoá học

Các khoá học

Lớp cây
Lớp cây

Càng lớn thì khả năng sáng tạo của chúng ta ngày càng giảm dần đi. Nhất là đối với những...

Xem thêm
Lớp lá
Lớp lá

Khi tham gia lớp Lá tại Mỹ Thuật Sống, những tài năng trẻ sẽ được xây dựng lộ trình họ...

Xem thêm
Lớp mầm
Lớp mầm

Lớp Mầm tại Mỹ Thuật Sống sẽ là nơi khơi gợi và ươm mầm tài năng nghệ thuật trong con....

Xem thêm

Sản phẩm

Sản phẩm của học viên

sadsadas

Đăng ký học trải nghiệm

Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư Vấn

Một khi bạn đã nắm chắc và áp dụng thành công Mỹ Thuật Công Thức, chúng tôi tin rằng bạn sẽ phát triển sự sáng tạo vô hạn của mình và có những trải nghiệm tuyệt vời tại Mỹ Thuật Sống.
Facebook
Youtube
Tiktok

Thông tin liên hệ

  
Cơ sở 1: Số 8 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà NộiCơ sở 2: Số 25 ngõ 259 Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà NộiCơ sở 3: Số 13 ngách 3 ngõ 560 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Cơ sở 1: Số 8 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 25 ngõ 259 Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 13 ngách 3 ngõ 560 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Bản quyền © 2024 Mỹ Thuật Sống. Tất cả các quyền được bảo lưu. Được xây dựng với Eraweb