Bức tranh Madam Phương - Di sản nghệ thuật vượt thời gian
Trong nền nghệ thuật Việt Nam, bức tranh Madam Phương của họa sĩ Mai Trung Thứ nổi bật như một viên ngọc quý, thu hút sự chú ý của giới yêu tranh trong và ngoài nước. Tác phẩm không chỉ chinh phục người xem bằng vẻ đẹp tinh tế và kỹ thuật vẽ điêu luyện, mà còn thể hiện tinh tế về văn hóa và con người Việt Nam. Trong bài viết này, Mỹ Thuật Sống sẽ giúp bạn hiểu hơn về tuyệt tác nghệ thuật này.
1. Đôi nét khái quát về bức tranh Madam Phương
1.1. Bức tranh Madam Phương của ai?
Bức họa chân dung Madam Phương hay còn có tên gọi khác là Chân dung Madam Phượng là một tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Mai Trung Thứ. Ông là một họa sĩ tiêu biểu của nền mỹ thuật Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.
Họa sĩ Mai Trung Thứ là sinh viên thế hệ đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngôi trường danh giá đã đào tạo ra nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam như họa sĩ Nguyễn Sáng (bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ), họa sĩ Dương Bích Liên (Bức tranh Bác Hồ ở chiến Khu Việt Bắc).
Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu hành trình gây dựng và thành danh tại Pháp. Các tác phẩm của ông thường về đề tài trẻ em, phụ nữ, cuộc sống hàng ngày dưới góc nhìn nghệ thuật Á Đông.
Họa sĩ Mai Trung Thứ là tác giả của bức tranh Madam Phương
1.2. Bức tranh Madam Phương ra đời như thế nào?
Madam Phương được thực hiện vào khoảng năm 1930. Người phụ nữ trong bức tranh là người phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp quý tộc đất Hà Thành. Chân dung Madam Phương là tác phẩm được Mai Trung Thứ sáng tác sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong thời gian ông vào Huế dạy học.
Bức tranh Madam Phương
Tác giả gặp gỡ Madam Phương và ấn tượng với nét đẹp tinh tế và quý phái. Vì vậy, bà đã trở thành nguồn cảm hứng cho bức tranh này.
Nhiều nguồn tin cho rằng giữa họa sĩ và cô Phương đã nảy sinh tình cảm hoặc ít nhất cũng có tình cảm một chiều từ phía ông. Điều này được thể hiện rõ qua từng nét vẽ, người ta có thể cảm nhận được tình yêu sâu sắc của ông dành cho cô.
2. Đặc điểm của bức tranh Madam Phương
Bức họa chân dung Madam Phương được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, chất liệu được sử dụng trong bức tranh Em Thúy - bức chân dung nổi tiếng Việt Nam. Có kích thước 135,5 x 80cm. Bức tranh vẽ Madam Phương trong bộ áo dài truyền thống, đầu đội khăn vấn thể hiện được nét văn hóa Việt. Khuôn mặt Madam hiện lên với nét thanh thoát, đường nét tinh tế và tỉ mỉ, toát lên vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ và quý phái.
Bức tranh được nhận xét là một tác phẩm hoành tráng nhưng cũng rất dịu dàng và gần gũi. Chân dung Madam Phương từng xuất hiện trong phân cảnh bộ phim “Mùi đu đủ xanh” (1993) từng được đề cử tại giải Oscar.
3. Điểm khác biệt của bức tranh Madam Phương
3.1. Chấn động giới nghệ thuật nước nhà
Bức tranh cô Phương làm mưa làm gió trong giới mỹ thuật Việt Nam khi trở thành tác phẩm danh giá trên sàn đấu giá quốc tế Sotheby’s ngày 18/04/2021. Tác phẩm được gõ búa ở mức 3,1 triệu USD (khoảng 72 tỉ đồng), phá vỡ kỷ lục trước đó của bức “Khỏa Thân” (Họa sĩ Lê Phổ) giá 1,4 triệu USD vào năm 2019.
Bức tranh Madam Phương làm chấn động giới Mỹ Thuật Việt Nam
Ngay từ khi được ước tính giá trị tại sàn đầu Sotheby’s Hong Kong (Trung Quốc), bức chân dung được cho là sẽ được bán ở mức giá 900.000 - 1,2 triệu USD. Khi buổi đấu giá chính thức bắt đầu, Chân dung cô Phương được khởi điểm với mức giá 500.000 USD.
Chỉ trong vòng 2 phút, giá trị của bức tranh đã tăng vọt lên 1,9 triệu USD, khiến nhiều người theo dõi choáng váng. Điện thoại của những người tham gia đấu giá online liên tục reo lên, các đối thủ cạnh tranh từng giây một.
Cuối cùng, sau nhiều phút tranh chấp quyết liệt, bức tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa bán với giá 2,573 triệu USD. Sau khi tính thêm các khoản thuế và phí liên quan, mức giá cuối cùng cho tác phẩm nghệ thuật này là 3,1 triệu USD.
3.2. Bức họa đặc biệt của họa sĩ Mai Trung Thứ
Lý giải về mức giá cao kỷ lục của bức tranh Madam Phương, họa sĩ Mai Trung Thứ cho rằng nền mỹ thuật và lịch sử Việt Nam được giới nghệ thuật quốc tế đánh giá cao.
Tranh cô Phương được coi là bức tranh lớn nhất và quan trọng nhất của Mai Trung Thứ từng được đưa ra đấu giá. Tác phẩm này được ông sáng tác vào thời kỳ đầu sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội.
Chính trong tác phẩm này, người ta thấy rõ niềm ngưỡng mộ sâu sắc của tác giả đối với người mẫu mà người ta đồn đại là người yêu thầm kín của ông, thể hiện qua những nét vẽ tinh tế bằng sơn dầu.
Madam Phương là bức họa đặc biệt của họa sĩ Mai Trung Thứ
Bức tranh cô Phương của Mai Trung Thứ cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi xuất hiện trong Triển lãm Quốc tế Thuộc địa ở Paris vào năm 1931. Tác phẩm đã giúp Mai Trung Thứ chính thức bước vào thế giới nghệ thuật châu Âu, nhận được nhiều lời khen ngợi và sự công nhận từ giới phê bình cũng như những nhà sưu tầm tranh quốc tế.
4. Bức tranh Madam Phương đang ở đâu?
Bức tranh Chân dung cô Phương lần đầu tiên được trưng bày vào năm 1930 tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Chỉ một năm sau, tác phẩm đã có mặt tại Paris khi được tuyển chọn tham gia Triển lãm Quốc tế Thuộc địa.
Cuộc triển lãm kéo dài 6 tháng, thu hút hơn 30 triệu lượt tham quan từ Pháp và quốc tế, mở ra cánh cửa quan trọng cho các họa sĩ Việt Nam tiến vào thị trường châu Âu.
Bức tranh Madam Phương thuộc sở hữu của Madam Dothi Dumonteil
Sau buổi đấu giá tại Trung Quốc năm 2021, tác phẩm danh tiếng này thuộc quyền sở hữu của bà Đỗ Thị Lan, còn được biết đến với tên Madam Dothi Dumonteil. Chồng bà là Pierre Dumonteil, một nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng. Hai vợ chồng bà Lan đã sưu tập và sở hữu nhiều bức tranh của các danh họa Việt Nam. Bức "Chân dung cô Phương" được họ gìn giữ trong tình trạng tốt nhất.
Kết luận
Bức tranh Madam Phương không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp mà còn là biểu tượng của văn hóa và tinh hoa nghệ thuật Việt Nam. Qua từng nét vẽ tinh tế và câu chuyện ẩn chứa bên trong, Mai Trung Thứ đã tạo nên một di sản vô giá cho nền mỹ thuật Việt.
Hy vọng rằng, qua bài viết Trung tâm MTS chia sẻ, bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm độc đáo này và thêm trân trọng giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.
Đăng ký tư vấn
Sản phẩm
Sản phẩm của học viên
Đăng ký học trải nghiệm
Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư Vấn
Chính sách
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách chất lượng
Hướng dẫn đăng ký học
Bảo lưu - Học lại
Câu hỏi thường gặp
Thông tin liên hệ
Cơ sở 1: Số 8 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 25 ngõ 259 Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 13 ngách 3 ngõ 560 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Bản quyền © 2024 Mỹ Thuật Sống. Tất cả các quyền được bảo lưu. Được xây dựng với Eraweb