Bức tranh Tiếng thét - Nỗi sợ hãi ẩn sâu trong nghệ thuật
Bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch không chỉ là một bức họa nổi tiếng mà còn là một câu chuyện đầy bí ẩn về nỗi sợ hãi và lo lắng của con người. Hãy cùng khám phá chi tiết về tác phẩm biểu tượng này trong bài viết hôm nay cùng Trung tâm Mỹ Thuật Sống nhé!
1. Đôi nét khái quát về bức tranh Tiếng thét
1.1. Bức tranh Tiếng thét của ai?
Tiếng thét hay Tiếng hét (tiếng Na Uy: Skrik) (tiếng Việt: The Scream) là một trong bốn sáng tác của họa sĩ Edvard Munch. Ông sinh năm 1863 và mất năm 1944 tại Na Uy vừa là một họa sĩ và là nhà điêu khắc nổi tiếng.
Tác giả Edvard Munch và bức tranh Tiếng thét
Các tác phẩm của Edvard Munch thường khám phá các chủ đề tình yêu, tâm lý con người và cái chết qua phong cách thể hiện mạnh mẽ và đầy cảm xúc. Những trải nghiệm cá nhân về những mất mát, bệnh tật và sự ra đi của các thành viên trong gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của ông.
Edvard Munch là một trong những họa sĩ tiên phong của chủ nghĩa hiện đại. Các tác phẩm của ông để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nghệ thuật thế giới như "The Dance of Life", "The Madonna", "The Sick Child"...
1.2. Bức tranh Tiếng thét ra đời như thế nào?
Tiếng thét được sáng tác trong khoảng thời gian 1893 đến 1910, là một thời điểm mà tác giả đang trải qua trạng thái tâm lý vô cùng buồn bã và đau đớn. Trong nhật ký của mình, họa sĩ đã ghi lại cảm hứng sáng tác bức họa nổi tiếng này.
Ông kể lại rằng trong một buổi chiều khi ông đi trên con đường khi hoàng hôn buông xuống và mặt trời thì đỏ rực, ông nghe trong không gian như có một tiếng thét lớn xuyên qua tự nhiên, đầy vẻ mệt mỏi và lo lắng. Munch đã quyết định vẽ bức tranh để biểu đạt cảm xúc của mình khi ấy.
Bức tranh Tiếng thét ra đời đã miêu tả rõ nét tâm trạng sợ hãi của tác giả
Bức tranh miêu tả một người đàn ông đang đứng trên một cây cầu, hai tay ôm lấy hai bên mặt, miệng mở to như đang thét lên trong vô tận. Người đàn ông có một hình dáng không rõ ràng nhưng vẻ mặt hiện rõ sự sợ hãi và đau khổ. Bầu trời màu đỏ như máu và những đám mây có hình dạng khác thường tạo nên một không gian bí ẩn.
Bức họa sau khi hoàn thành đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật biểu hiện và được coi là tuyên ngôn về cảm xúc. Nó đã trở nên nổi tiếng trên toàn cầu và đi vào lịch sử nghệ thuật thế giới.
1.3. Tiếng thét là bức tranh bị đánh cắp nhiều nhất?
Chính vì sự nổi tiếng mà bức tranh Tiếng hét đã trở thành “gia tài giá trị” cho những tên trộm săn lùng. Vào năm 1994, bức tranh đặt tại phòng trưng bày quốc gia ở Oslo đã bị trộm bởi những tay chuyên nghiệp. Nhưng sau đó vài tháng, bức tranh đã được tìm thấy và trả lại vị trí ban đầu.
Đến năm 2004, tác phẩm này một lần nữa bị trộm từ bảo tàng Munch và phải mất 2 năm sau đó người ta mới tìm lại được. Như vậy, có thể nói rằng bức tranh Tiếng thét là một trong những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp nhiều nhất.
2. Đặc điểm của bức tranh Tiếng thét
Bức tranh Tiếng thét trở nên nổi tiếng một phần nhờ vào nghệ thuật biểu hiện được tác giả Edvard Munch thể hiện thông qua bức tranh. Bức họa có kích thước khoảng 91cm x 73,5cm được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên bìa cứng.
Chất liệu sơn dầu được sử dụng phổ biến trong nhiều tác phẩm nổi tiếng có thể kể đến như bức tranh Đêm đầy sao, bức tranh Qúy bà và con chồn, bức tranh Cô gái đeo ngọc trai, ...
Bức tranh Tiếng thét là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật biểu hiện
Edvard Munch sử dụng kỹ thuật vẽ biểu hiện (Expressionism) để thể hiện cảm xúc mạnh mẽ và nỗi đau bên trong. Ông đã vẽ những đường nét cong và xoáy lốc tạo nên cảm giác hỗn loạn và sự bất an. Màu sắc tương phản mạnh mẽ giữa bầu trời đỏ và nước xanh cũng như cầu gỗ màu tối làm tăng thêm cảm giác kinh hoàng của tác phẩm.
Bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch là một tác phẩm mang tính biểu tượng của nghệ thuật thế kỷ 20, thể hiện sự căng thẳng và lo âu của con người trong thời kỳ hiện đại.
3. Ý nghĩa của bức tranh Tiếng thét
Tiếng thét trở nên nổi tiếng như vậy không chỉ nhờ nghệ thuật hội họa mà còn bởi ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm và người xem có thể cảm nhận được. Bức tranh thể hiện hội chứng lo âu, sợ hãi mà nhiều người mắc phải, dù ở trong thời đại nào thì chúng ta cũng phải đối mặt với những cảm xúc đó.
Mỗi con người chúng ta đi qua cuộc đời đều sẽ phải trải qua những sự việc không mong muốn. Bức tranh Tiếng thét khiến người xem sợ hãi khi nhìn vào thực tại, khiến họ dễ liên hệ đến sự khắc nghiệt của cuộc sống. Đó chính là nỗi buồn, lo lắng, tổn thương, đau khổ và đơn độc mà con người phải trải qua.
4. Bức tranh Tiếng thét đang ở đâu?
Sau nhiều lần di dời, được mua bán lại và bị đánh cắp, hiện tại, bức tranh Tiếng thét đang an vị tại Phòng trưng bày Quốc gia trong Bảo tàng Quốc gia Na Uy ở thủ đô Oslo.
Tác phẩm Tiếng thét hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Nauy
5. Bức tranh Tiếng thét giá bao nhiêu?
Bức tranh Tiếng thét được mua với giá 119.922.500 đôla tại phiên đấu giá Mỹ thuật Ấn tượng và Hiện đại tổ chức vào tháng 5 năm 2012. Mức giá này đã đưa tác phẩm trở thành bức tranh có định giá cao nhất lúc bấy giờ.
6. Dòng chữ kỳ quặc trong Tiếng thét
Vào năm 1904, sau 10 năm tác phẩm được công bố, một nhà phê bình nghệ thuật người Đan Mạch đã phát hiện ra dòng chữ ở góc bên trên ẩn giữa những đám mây đỏ cuồn cuộn “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ”. Kể từ đó, câu hỏi được đặt ra là ai có thể làm xấu bức tranh và lý do đằng sau là gì?
Dòng chữ kỳ quặc trên tác phẩm Tiếng thét
Ban đầu, người ta cho rằng dòng chữ này được vẽ bởi một kẻ có mưu đồ phá hoại do bất mãn và không hài lòng với những gì bức tranh thể hiện. Bởi vào năm 1895 đã có nhiều phản ứng dữ dội với bức tranh này và không khó để tin rằng có người âm mưu muốn phá hoại tác phẩm.
Vào năm 2021, bí ẩn kéo dài 100 năm cuối cùng cũng có lời giải trong cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy. Các chuyên gia thuộc Đại học Na Uy đã phát hiện ra thủ phạm thực sự của dòng chữ bí ẩn này. Khi nghiên cứu nét chữ được viết, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, nét chữ này chính là của Munch chứ không phải một ai khác.
Các nhà sử học cho rằng chính tác giả đã viết dòng chữ này lên tác phẩm sau khi nhận phản ứng dữ dội từ dư luận. Họa sĩ Munch là một người có suy nghĩ phức tạp, vì vậy, người ta cho rằng trong lúc buồn bã, ông đã viết câu văn đầy mỉa mai này trên bức tranh.
Kết luận
Trung tâm MTS đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bức tranh Tiếng thét và những bí ẩn đằng sau. Đây không chỉ là một tác phẩm hội họa mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa về cuộc sống con người. Bạn nhận xét như thế nào về tác phẩm này?
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ học vẽ cho người không có năng khiếu có thể vẽ đẹp như dân chuyên thì hãy liên hệ MTS ở góc phải màn hình.
Đăng ký tư vấn
Sản phẩm
Sản phẩm của học viên
Đăng ký học trải nghiệm
Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư Vấn
Chính sách
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách chất lượng
Hướng dẫn đăng ký học
Bảo lưu - Học lại
Câu hỏi thường gặp
Thông tin liên hệ
Cơ sở 1: Số 8 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 25 ngõ 259 Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 13 ngách 3 ngõ 560 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Bản quyền © 2024 Mỹ Thuật Sống. Tất cả các quyền được bảo lưu. Được xây dựng với Eraweb