Tìm hiểu những thú vị về bức tranh Hai thiếu nữ và em bé
Bức tranh Hai thiếu nữ và em bé không chỉ là một bức tranh nghệ thuật nổi tiếng của nền hội họa Việt Nam mà còn ẩn chứa nhiều giá trị ít người biết đến. Trong bài viết này, Mỹ Thuật Sống sẽ giúp bạn khám phá những điều hấp dẫn về bức tranh này, từ nguồn gốc, giá trị lịch sử đến những chi tiết đặc biệt mà không phải ai cũng biết.
1. Đôi nét khái quát về bức tranh Hai thiếu nữ và em bé
1.1. Bức tranh 2 thiếu nữ và em bé của ai?
Hai thiếu nữ và em bé là một trong những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ông là một trong bốn cây đại thụ của nền mỹ thuật Việt Nam. Ông theo học Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và tốt nghiệp năm 1931. Đây là ngôi trường nổi tiếng đào tạo ra các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam như Nguyễn Gia Trí (Tác giả của bức tranh Vườn Xuân Trung Nam Bắc), Nguyễn Sáng (tác giả bức tranh Thanh Niên Thành Đồng)...
Họa sĩ Tô Ngọc Vân đã sáng tác nhiều bức tranh nổi tiếng trong sự nghiệp của mình
Họa sĩ Tô Ngọc Vân là một người thành công với chất liệu hội họa sơn dầu. Trước cách mạng tháng 8, ông chuyên vẽ tranh về chủ đề thiếu nữ, phong cảnh. Sau cách mạng, các tác phẩm của ông tập trung vào đời sống của nhân dân lao động.
Một số tác phẩm của ông có thể kể đến như: Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, bức tranh Hai thiếu nữ và em bé...
Năm 1996, Tô Ngọc Vân được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
1.2. Bức họa Hai thiếu nữ và em bé ra đời như thế nào?
Hai thiếu nữ và em bé được họa sĩ sáng tác vào năm 1944, khắc họa một góc cuộc sống tại phố thị Hà Nội vào những năm 1940. Trong bức tranh, hai cô gái trẻ đang ngồi tâm sự bên hiên nhà, nơi mành tre được cuộn cao và bụi hồng nở rực rỡ trong vườn. Bên cạnh hai thiếu nữ là một cậu bé đang chơi đồ chơi.
Bức tranh Hai thiếu nữ và em bé miêu tả góc nhỏ cuộc sống nơi phố thị Hà Nội
2. Các điểm nổi bật của bức họa Hai thiếu nữ và em bé
Đi sâu hơn về nội dung của tác phẩm, chúng ta có thể thấy tác giả đã chọn một góc ấm cúng trong ngôi nhà để hai thiếu nữ có thể ngồi trò chuyện. Người ngồi trên chiếc chõng tre được cho là người chị. Cô mặc một bộ áo dài màu vàng, dáng ngồi đoan trang, đôi bàn tay chắp lại vào nhau.
Cô em gái ngồi dưới nền sân, cô mặc một chiếc áo dài trắng, nếp áo xô xệch, dáng ngồi bất an như đang có câu chuyện muốn được nghe lời khuyên từ chị. Bên cạnh hai người là bé trai mặc áo đỏ đang ngồi chơi.
Họa sĩ đã sử dụng gam màu vàng chủ đạo tạo nên sự ấm áp cho tác phẩm
Ba nhân vật được sắp xếp theo bố cục tam giác cổ điển, tạo nên một trạng thái cân bằng và êm ả. Hòa sắc màu vàng ấm bao trùm tác phẩm tạo ra một sự hòa quyện tuyệt vời giữa cảnh quan thiên nhiên và nét biểu cảm mềm mại của hai người phụ nữ.
Đây là bố cục tiêu biểu của nghệ thuật phương Tây đương thời. Tuy nhiên, trang phục áo dài của các nhân vật nữ, không gian yên bình với chiếc chõng tre, mành tre và cây vông hoa trắng, cùng lại mang đậm chất phương Đông và rất Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Họa sĩ đã sử dụng kỹ thuật vẽ màu phẳng, không vờn, với những đường thẳng và đường cong rõ ràng, mạch lạc. Màu vàng đất pha chút cam ấm là gam màu chủ đạo, kết hợp hài hòa với các sắc trắng, hồng phớt, hồng cánh sen và xanh lục. Tác phẩm là sự hòa quyện đầy rung cảm của tâm hồn phương Đông với phong cách hội họa học tập từ phương Tây đương thời.
3. Giá trị của bức tranh Hai thiếu nữ và em bé
Hai thiếu nữ và em bé không chỉ đơn thuần là một bức tranh nghệ thuật mà còn mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Giá trị lịch sử: Tác phẩm có một vai trò quan trọng trong nền mỹ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Giá trị thẩm mỹ: Mang đậm phong cách riêng biệt của họa sĩ Tô Ngọc Vân, bậc thầy của mỹ thuật Việt Nam Cận đại, tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật tạo hình phương Tây và tinh thần phương Đông. Chất liệu sơn dầu giúp tác phẩm toát lên sự tinh tế trong việc biểu đạt vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Giá trị văn hóa: Phản ánh chân thực văn hóa và xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, qua góc nhìn của các trí thức đương thời, bức tranh là một đỉnh cao trong sự nghiệp của Tô Ngọc Vân.
Nó không chỉ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ nghệ sĩ sau mà còn góp phần quan trọng vào nghiên cứu sự giao lưu văn hóa Đông - Tây trong nghệ thuật tạo hình.
Bức họa Hai thiếu nữ và em bé mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật
Bức tranh Hai thiếu nữ và em bé đã được công nhận là Bảo vật quốc gia nhờ những giá trị lịch sử, thẩm mỹ và văn hóa đặc biệt.
4. Bức họa Hai thiếu nữ và em bé đang ở đâu?
Bức tranh Hai thiếu nữ và em bé là một trong 59 tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Hiện tại, bức tranh này đang được trưng bày trong không gian Triển lãm "Đường lên Điện Biên".
Họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai của Tô Ngọc Vân, chia sẻ: "Ông Nguyễn Tấn Di Trọng hiểu rõ tài năng và nghệ thuật của bố tôi nên luôn trân trọng và giữ gìn bức tranh. Đến nay, tranh vẫn được bảo quản trong khung gỗ cũ của bố tôi. Thi thoảng, tôi ghé thăm bảo tàng và cảm thấy vui mừng vì tác phẩm được bảo quản rất tốt. Nếu tranh bị hư hỏng và cần phục chế, giá trị của nó sẽ mất đi."
5. Bức tranh 2 thiếu nữ và em bé có giá bao nhiêu?
Tác phẩm Hai thiếu nữ và em bé sau đó đã trở thành tài sản của giáo sư, bác sĩ Nguyễn Tấn Di Trọng, một người bạn thân thiết của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Khoảng năm 1965, ông Di Trọng đã nhượng lại bức tranh này cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với giá 200 đồng.
Kết luận
Qua những khám phá về nguồn gốc, giá trị và những câu chuyện ít ai biết về bức tranh Hai thiếu nữ và em bé, chúng ta càng thêm trân trọng những đóng góp của danh họa Tô Ngọc Vân và hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử cũng như giá trị văn hóa của tác phẩm.
Trung tâm Mỹ Thuật Sống hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã mở ra cho bạn một góc nhìn mới mẻ về bức tranh này, giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp và ý nghĩa của nó trong kho tàng mỹ thuật Việt Nam.
Đăng ký tư vấn
Sản phẩm
Sản phẩm của học viên
Đăng ký học trải nghiệm
Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư Vấn
Chính sách
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách chất lượng
Hướng dẫn đăng ký học
Bảo lưu - Học lại
Câu hỏi thường gặp
Thông tin liên hệ
Cơ sở 1: Số 8 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 25 ngõ 259 Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 13 ngách 3 ngõ 560 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Bản quyền © 2024 Mỹ Thuật Sống. Tất cả các quyền được bảo lưu. Được xây dựng với Eraweb